Loạt bài tổng hợp về một số các thủ thuật hay khi sử dụng công cụ tìm kiếm Google mà có thể bạn chưa biết.
Đối với người dùng internet thì Google Search là công cụ tìm kiếm phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Và dường như chúng ta sử dụng nó mỗi ngày để tìm kiếm các thông tin mình cần trong “biển” dữ liệu của internet.
Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là gõ từ khóa vào khung tìm kiếm và nhấn ENTER, Google Search còn bổ sung thêm một số các tính năng khá thú vị giúp người dùng có được kết quả chính xác nhất một cách dễ dàng. Bài viết này sẽ mở đầu cho loạt bài gợi ý về các thủ thuật hay khi tìm kiếm với Google. Mời bạn đọc tham khảo.
1. Xem bản đồ của một vùng cụ thể
Google Maps là dịch vụ bản đồ khá tuyệt vời và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem nhanh bản đồ của một vùng nào đó cụ thể hơn ngay trên Google Search, bạn chỉ cần nhập mã vùng hoặc tên (tỉnh, thành phố,..) kèm theo từ khóa “map” ở phía sau và nhấn ENTER.
Lập tức Google sẽ trả về kết quả là bản đồ thuộc vùng đó. Để xem bản đồ với phiên bản lớn hơn trên Google Maps, bạn chỉ việc nhấp vào nó là được.
2. Xem tình hình thời tiết của một vùng cụ thể
Bên cạnh việc cung cấp bản đồ, Google Search cũng cung cấp khả năng theo dõi và dự báo thời tiết, nhiệt độ của một vùng cụ thể. Để xem tình hình thời tiết của một vùng cụ thể nào đó, bạn chỉ cần nhập vào cú pháp “weather ” vào khung tìm kiếm và nhấn ENTER.
Ví dụ trong hình này là nhiệt độ và thời tiết của Hà Nội.
3. Tra cứu thông tin từ điển
Wikipedia là trang từ điển lớn mở nhất hành tinh, và bạn có thể khai thác nó trực tiếp từ Google Search bằng cách nhập vào từ khóa mình cần tìm và kèm theo sau đó là từ “wiki”.
Hình ảnh trên đây là ví dụ điển hình của tính năng này.
4. Chuyển đổi tiền tệ
Khi cần chuyển đổi giữa các loại đơn vị hay mệnh giá tiền tệ thì bạn có thể gõ theo cú pháp đơn giản: giá trị đơn vị in đơn vị muốn chuyển đổi hoặc giá trị đơn vị to đơn vị muốn chuyển đổi. Ví dụ muốn đổi 10 cm ra inch thì gõ 10 cm in inch (hoặc 10 cm to inch) thì kết quả sẽ được hiển thị ngay bên dưới trong 1 khung chuyển đổi. Từ khung này thì bạn có thể chọn các đơn vị khác để tiếp tục đổi nếu cần.
Kết quả chuyển đổi cũng được hiển thị trong khung công cụ và bạn có thể chọn các loại tiền tệ khác.
5. Sử dụng dấu ngoặc kép
Thủ thuật này khá đơn giản và luôn cho kết quả chính xác với cụm từ mà bạn muốn tìm kiếm. Và nó được xem là thủ thuật quan trọng nhất mà bạn nhất định phải biết khi sử dụng Google Seacrh.
6. Sử dụng dấu hoa thị “*”
Đôi khi bạn muốn tìm kiếm một cụm từ nào đó nhưng lại quên mất một từ hoặc một ký tự thì Google sẽ giúp bạn tìm ra nội dung mong muốn bằng cách đưa ra những kết quả gợi ý. Bạn chỉ cần gõ dấu hoa thị * vào vị trí từ còn thiếu, ví dụ tìm tựa game cod * warfare. Chỗ dấu * là vị trí của từ còn thiếu, Google sẽ đưa ra một loạt các kết quả, mới nhất là Advanced Warfare, cũ hơn là Modern Warfare và đúng như mong muốn.
7. Sử dụng dấu trừ “-”
Bạn đang tìm kiếm kết quả của một từ nào đó mà Google lại hiển thị kết quả của một cụm từ nào đó không đúng với mong muốn. Do đó, để kết quả trả về chính xác hơn, bạn nên thêm vào sau cụm từ khóa dấu trừ “-” và từ khóa thêm vào không mong muốn. Ví dụ bạn nhập vào ô tìm kiếm của Google từ khóa: “vi tính-máy”, kết quả trả về sẽ có từ “vi tính” nhưng không có từ “máy”.
8. Tìm nội dung từ một trang web nào đó
Ngoài việc tìm kiếm địa chỉ trang web thì bạn cũng có thể dùng Google để tìm nội dung bên trong trang web bằng cú pháp đơn giản: từ khóa cần tìm site: địa chỉ trang web.
9. Tìm tập tin
Nếu bạn đang tìm một tập tin nào đó bằng Google Search, bạn có thể sử dụng tham số “filetype:” để cho kết quả chính xác nhất. Ví dụ bạn muốn tìm tập tin tài liệu về Microsoft với định dạng PDF, bạn sẽ sử dụng cú pháp “Microsoft filetype:pdf”
10. Giới hạn trong khoảng thời gian
Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin từ một từ khóa nào đó và chỉ mong muốn kết quả trả về có thời gian giới hạn từ năm này đến năm như việc tìm thông tin về Microsoft từ năm 2010 đến 2014 thì bạn hãy nhập vào từ khóa “Microsoft 2010..2014”
Các kết quả sẽ được giới hạn lại trong khoảng thời gian mà bạn đưa ra. Như vậy kết quả sẽ có phần được giảm tải và dễ dàng hơn trong việc tra cứu.
11. Sử dụng thuật ngữ “OR”
Nếu thông tin muốn tìm có liên quan đến 1 trong 2 từ khóa mà bạn sử dụng thì có thể thêm vào giữ chúng thuật ngữ “OR”. Khi đó kết quả trả về sẽ được lọc và hiển thị các trang có chứa từ 1 trong 2 từ khóa mà bạn cần tìm.
Lưu ý rằng OR bắt buộc phải viết hoa.
12. Làm toán
Google Search cũng hỗ trợ tính toán từ các phép tính đơn giản cộng trừ nhân chia cho đến những phép tính phức tạp hơn. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ việc nhập phép tính, kết quả sẽ được hiển thị trong một công cụ máy tính để bạn có thể thực hiện các phép tính tiếp theo.
13. Xem giờ
Nếu bạn đang muốn biết giờ hiện tại của địa phương, khu vực hoặc quốc gia nào đó, bạn chỉ việc nhập vào cú pháp “time: [tên địa phương, khu vực hoặc quốc gia cần xem]” là được.
14. Chơi game Atari Breakout trên Google Images
Nếu bạn chuyển qua trang tìm kiếm hình ảnh của Google và nhập vào từ khóa “Atari Breakout” (không có dấu ngoặc kép) thì ngay lập tức, tựa game Atari Breakout huyền thoại sẽ sẳn sàng để bạn “phá đảo” ngay trên trang tìm kiếm.
15. Sử dụng hàm định nghĩa cho từ khóa
Nếu bạn đang tìm hiểu nghĩa của một từ khóa chuyên ngành nào đó từ Google, bạn có thể sử dụng thêm hàm định nghĩa bằng cú pháp “define:từ khóa”. Khi đó, kết quả trả về sẽ bao gồm các thông tin về định nghĩa của từ khóa bạn tìm kiếm là gì.
16. Thêm dấu hỏi “?” vào từ khóa
Với những từ khóa mà bạn chưa nắm được rõ vài chữ cái của cụm từ, bạn có thể sử dụng dấu “?” để thêm vào chỗ những chữ cái chưa rõ. Khi đó, các kết quả trả về từ Google sẽ có những từ ngữ có chữ cái đầu phù hợp và những chữ cái có thể thêm vào dấu ? cho bạn.
17. Tìm thông tin từ những trang web không còn hoạt động
Với những thông tin bạn cần khai thác từ những trang web không còn hoạt động, bạn có thể sử dụng hàm “cache:tên-website” để khai thác những dữ liệu của website ngưng hoạt động nhưng vẫn còn được lưu trữ trong kho dữ liệu của Google.
18. Tìm ảnh động GIF
Khi tìm những ảnh động trên Google, các kết quả hiển thị chỉ là những ảnh tĩnh do đó thật khó để tìm được hình ảnh động mình cần. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách vào nút Search Tools (Các công cụ tìm kiếm), nhấn tiếp vào (Loại) Type và chọn Animated (Hình động).
19. Tìm kiếm những trang web có nội dung giống nhau
Bạn muốn tìm hiểu và khám phá những trang web có nội dung giống nhau? Thử tìm với cú pháp “related:tên-website-mẫu” nhé, khi đó kết quả trả về sẽ là các trang Web có nội dung tương tự như trang bạn nhập vào.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét